Tầm quan trọng của DHA với sức khỏe con người

 Chúng ta đã từng nghe về DHA đâu đó qua tivi hay các thông tin trên internet, tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ để hiểu về DHA là gì, vai trò của DHA đối với sức khỏe con người và cần bổ sung DHA cho như thế nào, hàm lượng cần thiết là bao nhiêu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về DHA để bạn có thể tham khảo .

DHA là gì?

DHA là viết tắt của Docosahexaenoic acid, aicd béo thuộc nhóm omega 3. Vì vậy, trước khi hiểu về DHA chúng phải hiểu Omega 3 là gì.
Nhóm Omega 3 là nhóm acid béo không no nhiều nối đôi , chuỗi có khi dài tới 18 đến 22 nguyên tử carbon. Cái tên omega 3 chỉ ra rằng, nối đôi đầu tiên là ở carbon số 3 tính từ gốc methyl của acid. Đây là những acid béo rất cần thiết cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tổng hợp và tạo ra omega 3 ( như ALA) nên cách duy nhất chính là bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 cho cơ thể. Ngoài DHA, trong nhóm omega 3 còn có 2 acid béo phổ biến khác đó là Eicosapentaenoic acid (EPA) và Alpha lipoic acid (ALA).
ALA là acid thiết yếu vì bản thân cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được nó mà chỉ có thể cung cấp từ thức ăn. Trong khi EPA và DHA lại có thể được tạo thành từ từ ALA thông qua các phản ứng mất bão hòa trong cơ thể ( thêm nối đôi và carbon).Tuy nhiên sự tạo thành EPA và DHA thực sự là không đủ, rất chậm, có giới hạn và bị làm chậm bởi các yếu tố như nghiện rượu, nghiện đường, stress, đái tháo đường, hạ huyết áp… Chính vì vậy nguồn thức ăn hay thực phẩm chức năng chính là nguồn cung cấp duy nhất của omega 3.

Vai trò của DHA đối với cơ thể

DHA là một chất béo chính, chiếm tới 25% lượng chất béo trong não,  97% các omega 3 được tìm thấy trong não và 93% các omega 3 được tìm thấy trong võng mạc. Nó cũng là một thành phần quan trọng của trái tim. 
 Chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám ở vỏ não cũng như giác mạc, là thành phần nằm trong cấu trúc của hệ thống thần kinh , DHA được coi như viên viên gạch xây nên não bộ.
Đặc biệt với thai nhi, trẻ em và phụ nữ có thai, DHA có vai trò hết sức quan trọng.

 Với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai

DHA được chứng minh đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, thần kinh và quá trình phát triển trí não.Chức năng và sự toàn vẹn của hệ thống thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn do thiếu hụt các acid béo thiết yếu omega 3. Tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1 giúp phát huy tác dụng phát hiện hệ thần kinh và thị giác, ngăn ngừa khả năng đẻ non, chống bệnh thường gặp, tăng cường khả năng miễn dịch ở phụ nữ mang thai.
Trong thai kỳ, việc DHA được bổ sung đầy đủ giúp tăng khối lượng xương. Khoa học chứng minh, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh, nó tham gia vào sự cấu tạo khung xương của trẻ và duy trì và tăng khối lượng xương, đồng thời giúp giảm nguy cơ loãng xương tối đa bằng việc cân bằng mức Ca, tác động tới quá trình sản sinh và phát triển của tạo cốt bào
Hơn nữa, trong quá trình mang thai, các omega-3 có tác dụng giúp kích thích cơ thể các mẹ sản xuất nhiều hồng cầu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy đối với sự phát triển của thai nhi, cả về thể chất lẫn trí não. Vì thế, omega-3 là thành phần không thể thiếu của phụ nữ mang thai, cũng như trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển đầu đời.

Với trẻ em

DHA cần thiết cho quá trình phát triển và hoàn thiện chức của cơ quan mắt, hệ thần kinh. Với trẻ nhỏ, nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển thì  sẽ có chỉ số IQ thấp hơn., bên cạnh đó, trẻ dễ mắc các bệnh do hệ miễn dịch kém đi.
Với các đối tượng đặc biệt.
DHA làm giảm khả năng tử vong ở những người bị bệnh tim mạch do làm giảm lượng triglycerid - máu, chống huyết khối, chống loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch. Trong viêm khớp dạng thấp, bổ sung DHA có tác dụng loại trừ một số triệu chứng của bệnh. Ở  những bệnh nhân viêm viêm đường tiêu hóa mạn tính hay các bệnh liên quan đến miễn dịch, omega 3 giúp dự phòng các trường hợp thứ phát. Bên cạnh đó, hấp thu  nhiều Omega 3 hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết.

Hậu quả do thiếu DHA?

Với vai trò quan trọng của mình, khi cơ thể bị thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thiếu DHA gây ra các triệu chứng mệt mỏi, trí nhớ kém, suy miễn dịch và tuần hoàn máu kém.
Đối với phụ nữ mang thai, thiếu hụt DHA dẫn đến nguy tiền sản giật, nguy cơ sinh non, chứng trầm cảm sau sinh và các vấn đề về xương khớp, miễn dịch, tạo máu.
Sự thiếu hụt DHA gây hưởng trực tiếp đến sự phát triển miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng nổi mề đay , đồng thời cũng làm hạn chế mức độ phát triển não bộ của trẻ. 

Bổ sung thừa DHA có sao không?

Nhận thấy được vai trò và công dụng của DHA, nhiều người sử dụng một lượng lớn thực phẩm cung cấp DHA mà không nhận định cơ thể đang thừa hay thiếu.
Việc bị thừa DHA cũng có biểu hiện gần  tương tự như việc thiếu DHA. DHA được nạp vào cơ thể qua các thức ăn và thực phẩm chứng năng, khi cung cấp quá nhiều DHA cơ thể trẻ không thể “tiêu hóa được” mà không được đào thải ra bên ngoài hết gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt đối với trí não, thừa DHA dẫn đến nguy cơ gây tổn thương tế bào não.

Lượng DHA cần thiết cho cơ thể là bao nhiêu?

Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các khuyến cáo về hàm lượng DHA cần thiết phù hợp với lứa tuổi và tình trạng cơ thể. Dưới đây là bảng hàm lượng DHA tham khảo của quốc tế và Hoa Kỳ.


Khi sử dụng các thực phẩm chức năng chứa DHA ta nên chú ý đến thời điểm sử dụng trong ngày cũng như khi nào cần sử dụng.Nên sử dụng DHA trong ăn hơn lúc đói vì các chất bổ sung DHA dễ dàng dung nạp với thức ăn và hấp thu tốt hơn do chất béo kích thích các enzym lipase hoạt động giúp phân hủy và hấp thu chất béo.
Bên cạnh đó, bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai hay trẻ sơ sinh cũng cần chú ý về tháng tuổi của trẻ để bổ sung hợp lý.Như với mẹ bầu, 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm cần bổ dung lượng DHA nhiều nhất.

Nguồn bổ sung DHA

  DHA được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày và các thực phẩm chức năng khác.
Các nguồn thực phẩm hằng ngày bổ sung nhiều DHA mà ta có thể lựa chọn như: 
 Lòng đỏ trứng: với lượng DHA và choline lớn, tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ và thai nhi. Chỉ nên sử dụng lòng đỏ trứng đã chín, không nên sử dụng lòng đào hay ăn sống.
Cá: cá hồi, cá ngừ, cá  thu, cá quả… là các loại cá nhiều DHA, tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ các loại cá biển.
Rau xanh: các loại rau như bắp cải, súp lơ, cải thảo,... đây cũng là các thực phẩm giàu DHA, đồng thời cung cấp nhiều chất xơ giúp đảm bảo sức khỏe.

Hải sản: Tôm, cua, mực… rất giàu DHA và canxi, thường được ưa chuộng. Tuy nhiên đối với mẹ bầu cũng cần chú ý không sử dụng quá nhiều vì khả năng nhiễm độc thủy ngân, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
Sữa: có rất nhiều sản phẩm sữa trên thị trường hiện nay cung cấp DHA, nhất là các loại sữa cho phụ nữ mang thai.
Các loại hạt: Một trong những thực phẩm giàu DHA nhất phải kể đến các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạnh nhân… Có thể chế biến như món ăn hằng ngày hoặc chế thành các loại sữa.
Bên cạnh các thực phẩm hằng ngày, các thực phẩm chức năng như các viên uống DHA trên thị trường hiện có rất nhiều. Tuy nhiên do chứa hàm lượng DHA lớn cũng như các hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan thì mọi người nên tham khảo từ các chuyên gia y tế để có thêm thông tin cũng như cách sử dụng các sản phẩm này. 

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn