Người bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc để nhanh khỏi?

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để khỏi bệnh là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều bệnh nhân. Thực tế, hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Cụ thể như thuốc giảm đau Paracetamol và một vài loại chống khô khớp. Những loại thuốc này đều có khả năng giảm các triệu chứng đau nhức, viêm, sưng đỏ của bệnh. Bên cạnh đó cũng giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế được nguy cơ tái phát.
Bệnh thoái hóa khớp gối làm tổn thương sụn khớp

1. Thoái hóa khớp gối thì uống thuốc nào?

Theo chuyên gia, ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và vật lý trị liệu hợp lí thì cũng có những phương pháp khác đem lại hiệu quả điều trị cao. Trong đó dùng thuốc điều trị nội khoa là hay sử dụng nhất.
Việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối được chỉ định với những bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Còn những trường hợp nghiêm trọng thì hiệu quả đáp ứng của thuốc không cao mà phải phẫu thuật mới cho kết quả như mong muốn.
Bệnh thoái hóa khớp gối được các bác sĩ chuyên khoa khuyên sử dụng các loại thuốc Tây y hay Đông y nhằm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Cảnh báo chú ý
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn chính xác từ chuyên gia trong ngành. Xin cám ơn! Chúc bạn nhiều sức khỏe.


Các loại thuốc Tây y hay dùng Thuốc giảm đau Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau cho người thoái hóa khớp gối
· Nên kết hợp điều trị theo nguyên nhân gây thoái hóa: Có thể điều trị cơ bản hoặc đặc hiệu.
· Đơn giản tối đa cách sử dụng do đó dùng đường uống là tiện lợi nhất.
· Dùng liều thấp nhất có hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc cao nhất (chú ý tương tác, chống chỉ định, lưu ý sự phụ thuộc thuốc với nhóm gây nghiện Opioids,…).
· Có thể kết hợp thêm các thuốc hỗ trợ trong các trường hợp đau có ảnh hưởng đến thần kinh như vitamin nhóm B.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau khớp gối hiệu quả Paracetamol Đây là thuốc không kê đơn được sử dụng phổ biến ở các bệnh nhân đau xương khớp. Tác dụng của Paracetamol là hạ sốt, giảm đau. Đặc biệt hiệu quả với các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương, hạn chế tiết Prostaglandin, một loại chất trung gian gây đau. Từ đó đem lại hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân.
Paracetamol là thuốc giảm đau khá an toàn, dùng được ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại thuốc này cho người suy gan nặng, thiếu men G6PD. Khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không được sử dụng kèm với bia rượu vì sẽ làm tăng nồng độ thuốc, gây độc cho gan.


Thuốc giảm đau do thoái hóa khớp gối Paracetamol Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioids Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này thì mức độ rủi ro và biến chứng cao. Do đó mà chỉ nên sử dụng khi các loại thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.
Cơ chế tác động của thuốc là ức chế chọn lọc lên các tế tế bào thần kinh trung ương từ đó làm giảm đau. Bên cạnh đó nhóm thuốc này còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng cho bệnh nhân, giúp quên đi cơn đau.
Tuy nhiên, dễ làm phụ thuốc thuốc nếu dùng lâu ngày. Vì vậy, khi sử dụng nhóm thuốc này cần được cân nhắc thật kĩ và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Nhóm thuốc chống viên không steroid như NSAID Nguyên tắc sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid cho người thoái hóa khớp gối
· Nên bắt đầu sử dụng bằng loại thuốc ít tác dụng phụ nhất. Lựa chọn thuốc tùy thuộc vào tình trạng đau của mỗi bệnh nhân. Cân nhắc sử dụng với các đối tượng nguy cơ cao như người già, người có tiền sử đau dạ dày, phụ nữ có thai,…
· Khởi đầu bằng liều thấp nhất có hiệu quả, tránh vượt liều cao tối đa. Nên duy trì ở liều thấp nhưng hiệu quả điều trị vẫn tốt.
· Khi sử dụng thuốc cần theo dõi chức năng gan, thận, dạ dày, xét nghiệm máu thường xuyên để tránh các biến chứng nguy hiểm…
· Tuyệt đối không được sử dụng hai thuốc trong nhóm cùng 1 lúc vì sẽ gây tương tác thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
· Khi dùng đường tiêm bắp thì không được dùng quá 3 ngày. Nếu đường uống vẫn hấp thu tốt thì nên ưu tiên sử dụng hơn.
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế cyclooxygenase, từ đó làm sự tổng hợp các prostaglandin. Bên cạnh đó, các thuốc này còn ức chế PGF2 làm giảm sự cảm nhận của cơ thể với các tín hiệu gây đau như Serotonin hay Histamine.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và nhiều tác dụng phụ có hại khác. Do đó mà khi sử dụng thì nên kết hợp với nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như PPI.
Cách dùng của nhóm thuốc này
· Diclofenac 50mg dùng 1 – 2 viên/ngày sau ăn.
· Meloxicam 7,5mg 2 viên/ngày sau ăn.
· Piroxicam 20mg 1 viên/ngày sau ăn.
· Celecoxib 200mg 1 – 2 viên/ngày sau ăn. Lưu ý không sử dụng cho người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và sử dụng thận trọng khi chỉ định cho người lớn tuổi.
· Etoricoxib sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng 30 mg hoặc 60 mg mỗi ngày sau khi ăn no.
Glucocorticoid
Nguyên tắc sử dụng Glucocorticoid cho người thoái hóa khớp gối
· Chỉ dùng nhóm thuốc này khi thật sự cần thiết.
· Lưu ý sử dụng trong thời gian ngắn nhất, nếu sử dụng dài ngày thì phải giảm liều từ từ rồi sau đó duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả.
· Thường xuyên theo dõi các biến chứng do thuốc gây ra và sẵn sàng có biện pháp xử lí khi gặp rủi ro.
· Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế hệ miễn dịch của cơ thể do đó có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ.
Tùy vào tình trạng riêng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm hoặc uống. Các thuốc hay sử dụng là Prednisolone, Hydrocortisone, Betamethason,…
Cũng giống như các nhóm thuốc trên, loại này chỉ có khả năng cải thiện các triệu chứng chứ không thể chữa hết bệnh hoàn toàn, Do đó, tránh lạm dụng là điều cần thiết.
Thuốc Glucosamin giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối Glucosamin là thành phần nội sinh, cơ thể vẫn có khả năng sản xuất được nhằm duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của khớp và tái tạo sụn. Tuy nhiên, khi tuổi cao, sự tổng hợp này có xu hướng giảm đi làm cho sụn khớp bị xơ và mất độ đàn hồi.
Do đó, việc bổ sung Glucosamine từ ngoài vào là cần thiết nhằm dảo đảm nồng độ cho cơ thể. Từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như tăng khả năng tái tạo sụn. Cải thiện chức năng của khớp, giảm khô khớp và tăng sự hấp thu calci cho cơ thể.
Glucosamine giúp làm chậm thoái hóa khớp gối Tuy nhiên, thuốc này chỉ có khả năng tái tạo sụn khớp chứ không thể làm giảm đau như các thuốc khác.



Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả cao Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ cây Lá lốt Lá lốt là loài cây rất dễ tìm thấy và cũng đem lại nhiều hiệu quả trong việc chữa thoái hóa khớp gối.
Cách dùng: Lấy 200g lá lốt tươi ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, điều này giúp loại bỏ các bụi bẩn bám trên lá và lọc khuẩn. Sau đó đun sôi với 2 lít nước lọc trong 15 phút, lọc lấy phẩn nước và bỏ bã. Sau đó chia ra để uống trong ngày, kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ cây Ngải cứu Ngải cứu là loại cây được dùng phổ biến để chữa các bệnh về xương khớp, nhờ vào tính ấm nên cây có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cơn đau. Vì vậy mà được nhiều người biết đến và sử dụng.



Cách dùng: Lấy 1 bó ngải cứu tươi rửa sạch với nước nhiều lần, vớt ra để ráo. Sau đó dùng cối sạch giã cho đến khi nhuyễn rồi tiếp tục cho mật ong vào. Trộn đều hỗn hợp này lên, lọc bằng vải sạch để lấy nước. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày. Duy trì khoảng 20 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Với câu hỏi đặt ra là thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị của bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể điều trị theo cách dùng các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng GVH BONE.
Viên uống hỗ trợ thoái hóa khớp gối GHV BONE Sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ giảm đau do khô khớp, bảo vệ sụn khớp, giảm thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn điều trị và phòng ngừa các bệnh về xương khớp, kể cả thoái hóa khớp gối. Chúc bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh!

Cảnh báo chú ý
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn chính xác từ chuyên gia trong ngành. Xin cám ơn! Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn