3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chỉnh nha giúp khôi phục khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn. Vậy nên trồng răng loại nào? Dưới đây là 3 phương pháp trồng răng phổ biến được nhiều người tin dùng.

Cảnh báo chú ý
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn chính xác từ chuyên gia trong ngành. Xin cám ơn! Chúc bạn nhiều sức khỏe.


1. Trồng răng Implant

1.1. Giới thiệu về trồng răng Implant

Phương pháp cấy ghép implant vào bên trong xương hàm thay thế cho chân răng đã mất là cách chỉnh nha hiện đại bậc nhất hiện nay. Trụ implant làm từ titanium, khớp nối Abutment sẽ liên kết phần mão răng sứ phía trên giúp cải thiện tình trạng thiếu răng một cách nhanh chóng và an toàn. Đây cũng là 1 trong những cách mang lại bộ răng có chức năng ăn nhai tương đương với răng thật nhất.

1.2. Ưu điểm của trồng răng implant

Trồng răng implant được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi đây là cách tiên tiến với nhiều ưu điểm nổi bật như:
Sau phục hình, hàm răng đảm bảo vững chắc, có tính thẩm mỹ cao giống răng thật nhất: hình dạng đẹp mắt, chất liệu răng bóng, màu sắc sáng.
Trụ implant cấy ghép vào vùng xương hàm giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, hiện tượng răng bị xô lệch do thiếu răng, mất răng gây nên.
Răng chắc, cố định đảm bảo chức năng ăn nhai tương đương như răng thật. Khi chỉnh nha implant được ổn định, khách hàng có thể ăn uống thoải mái như bình thường mà không cần kiêng cữ kể cả đồ ăn dai, cứng.
Răng phục hình có trụ như chân răng, không cần cầu, không ảnh hưởng đến các răng khác giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng.
Tuổi thọ của răng khá cao. Độ bền của răng có thể kéo dài vĩnh viễn nếu được sử dụng trụ implant chất lượng tốt và có chế độ chăm sóc đảm bảo.

1.3. Nhược điểm của trồng răng implant

Phương pháp trồng răng implant có tính thẩm mỹ cao, chức năng tương đương răng thật nhất. Tuy chi phí để phục hình răng tương đối cao nhưng đem lại hiệu quả tốt và lâu dài.

2. Phương pháp cầu răng sứ 

2.1. Giới thiệu về cầu răng sứ

Sau phương pháp cấy implant, cầu răng sứ cũng là 1 phương pháp phục hồi răng cố định phổ biến hiện nay.
Kỹ thuật cầu răng sứ dựa trên nguyên tắc sử dụng 2 chiếc răng bên cạnh răng đã mất để cầu nối cố định cho răng cần phục hình. Trước khi lắp cầu, bác sĩ sẽ dùng các công cụ chuyên dụng để mài nhỏ 2 răng cạnh 2 bên răng đã mất rồi bọc mão sứ lên làm trụ cầu. 
Răng được mài phải đảm bảo được đúng tỉ lệ đảm bảo cố định mão răng mà không gây tổn thương đến tủy răng bên trong. Bác sĩ sẽ chế tạo cầu răng và răng tương thích nhất và màu sắc hài hòa toàn hàm. Cách chụp cầu lên 2 chân răng giúp răng vững chắc, đảm bảo được khả năng ăn nhai.

2.2. Ưu điểm của cầu răng sứ

Tính thẩm mỹ cao: 
Cầu răng sứ được bác sĩ đo sắc tố răng, tính toán vị trí để hài hòa nhất với hàm răng thật nên đem lại tính thẩm mỹ vượt trội so với kĩ thuật hàm giả tháo lắp. Cầu răng được chế tạo với tỉ lệ chuẩn gắn khít sát và đồng đều với các răng khác.
Khả năng ăn nhai đảm bảo
Sau khi làm cầu răng sứ, các khảo sát cho thấy, khả năng ăn nhai đạt hiệu quả tương đương 80% so với sức nhai của hàm răng thật. Vì vậy, sau khi phục hình cầu răng sứ ổn định, khách hàng có thể ăn nhai như thông thường.
Chi phí không quá cao
So với hiệu quả mà làm cầu răng sứ đạt được thì chi phí phục hình tiết kiệm hơn các phương pháp chỉnh nha tiên tiến khác như: Cấy ghép implant… Đây cũng là 1 trong các phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn.
Độ bền tốt, tuổi thọ cao
Nếu được vệ sinh đúng cách, trung bình cầu răng sứ sẽ sử dụng tốt được trên 10 năm. Về khả năng cố định khung xương hàm và tuổi thọ của răng phụ thuộc nhiều vào dòng răng sứ khi phục hình.Với trường hợp răng sứ chất lượng cao sẽ giúp bền màu hơn, răng không bị sỉn màu.

2.3. Nhược điểm của cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ có những ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Cấu trúc cầu răng phải mài mô răng thật 2 bên. Răng được mài là răng lành lặn, phải mài nhỏ để làm trụ cho cầu răng bên trên. Bước này yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm để không làm tổn thương đến tủy răng bên trong.
Cầu răng không có phần chân răng nên không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Vì đây chỉ là cách phục hình thân răng nên vị trí răng bị mất vẫn xảy ra tình trạng vị tiêu phần xương hàm tự nhiên.



3. Trồng răng giả tháo lắp

3.1. Giới thiệu về trồng răng giả tháo lắp

Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp thường áp dụng phần lớn cho đối tượng lớn tuổi bị mất răng toàn hàm. Răng giả tháo lắp  bao gồm 1 nền hàm hoặc hàm khung tháo lắp, phía bên trên là các răng giả.

3.2. Ưu điểm của trồng răng giả tháo lắp

Hàm tháo lắp sử dụng đơn giản:
Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, khách hàng sẽ dễ dàng đặt toàn bộ phần nền của hàm răng lên toàn bộ phần lợi bao phủ xương hàm. Khi đi ngủ nếu không muốn tháo ra, khách hàng chỉ cần lôi hàm răng giả ra khỏi bề mặt nướu một cách đơn giản.
Vệ sinh dễ dàng:
Do tháo lắp đơn giản nên việc vệ sinh hàm răng giả cũng dễ dàng và nhanh chóng.  Việc vệ sinh được thực hiện bên ngoài khoang miệng nên khách hàng sẽ thoải mái làm sạch mọi kẽ răng và không ảnh hưởng đến các răng thật.
Chức năng ăn nhai cơ bản đảm bảo:
Sử dụng hàm răng giả tháo lắp vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai. Khách hàng có thể ăn các món ăn mềm không quá cứng bình thường.
Đảm bảo an toàn với cơ thể:
Hàm răng tháo lắp có cấu tạo từ các chất liệu của y tế đảm bảo tính an toàn không gây ngộ độc, nguy hiểm. Khách hàm có thể yên tâm sử dụng để ăn nhai thay cho các răng bị mất lâu dài.
Chi phí rẻ:
Trong các phương pháp trồng răng giả, làm hàm răng giả tháo lắp có giá thực hiện rẻ nhất.
Răng giả tháo lắp có giá khoảng 700.000 - 7.000.000 tùy vào chất liệu răng. Cùng xem qua nhược điểm của loại răng này để biết nên trồng loại răng nào nhé?

3.3. Nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp

Trồng răng giả tháo lắp có chi phí rẻ nhưng có một số nhược điểm sau:
Khả năng ăn nhai hạn chế:
Sử dụng răng giả tháo lắp toàn hàm, khách hàng chỉ ăn nhai được các laoij thức ăn mềm, không thể ăn uống như bình thường. Khách hàng cần tránh các món ăn dai, cứng để tránh ảnh hưởng đến hàm răng và hệ tiêu hóa.
Khi sử dụng gây cảm giác không thật răng:
Theo thời gian sử dụng, hàm răng giả sẽ khá lỏng lẻo và có thể gây vướng trong miệng, gây cảm giác khó chịu. Khách hàng cần vệ sinh kỹ hàm giả nếu muốn kéo dài tuổi thọ của răng giả.
Nguy cơ tiêu xương hàm:
Hàm răng giả tháo lắp không giúp cải thiện tình trạng tiêu xương hàm tự nhiên vì không có phần thay thế chân răng. Nền hàm không khít với phần nướu nên thức ăn dễ bị vướng vào nên cần chú ý vệ sinh răng miệng và tháo hàm khi không cần sử dụng.
Tuổi thọ thấp:
Thông thường, hàm răng giả tháo lắp chỉ sử dụng được trung bình khoảng 3 đến 5 năm.Tuổi thọ của răng thấp nên muốn thay sản phẩm cần làm lại toàn bộ răng giả lại từ đầu.

4. So sánh 3 loại trồng răng 

Tạo bảng so sánh 3 loại trồng răng với nhau về các yếu tố sau: 



Hàm giả tháo lắp
Cầu răng sứ
Trồng răng Implant
Giá cả 
Chi phí thấp
Chi phí cao, nhưng phải làm lại nhiều lần
Giá cao nhưng chỉ cần làm 1 lần duy nhất
Trường hợp chỉ định 






Cấu trúc răng
Răng giả: nhựa hoặc sứ
Nền hàm: nhựa dẻo
Móc kim loại
Trụ răng: Được mài từ 2 răng thật
Cầu răng: Kim loại hoặc sứ


Trụ Implant: Bằng titanium thay thế chân răng bị mất
A
Khớp nối giữa trụ titanium và thân răng
Thân răng: Răng sứ titan hoặc răng sứ


Yêu cầu khi thực hiện 
Tháo lắp dễ dàng
Đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản, nhẹ nhàng
Khá an toàn với cơ thể
Thẩm mỹ cao
Chức năng ăn nhai hơn hàm giả tháo lắp
Khá an toàn với cơ thể


Thẩm mỹ hài hòa, gần như mong muốn
Ăn nhai gần như răng thật thoải mái cảm nhận đầy đủ hương vị món ăn yêu thích
Tương thích hoàn hảo với cơ thể
Vững chắc gần như răng thật
Ngăn ngừa hậu quả của tình trạng mất răng(viêm nướu, trồi răng đối diện, sâu răng, tiêu xương hàm, hôi miệng, hở kẽ răng, răng kế cận bị xô lệch
Không phải mài 2 răng thật kề cận, giảm thiếu nguy cơ mất thêm răng
Trẻ trung hơn, tự tin tận hưởng cuộc sống trọn vẹn
Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng



Thời gian thực hiện 
Lực nhai yếu, không nhai được đồ cứng và dai
Lỏng lẻo gây vướng víu trong miệng, dễ rớt ra khi ăn nhai sau 1 thời gian sử dụng
Dễ bị tiêu xương hàm, tụt nướu, gương mặt lão hóa sớm
Dễ gây hôi miệng do nền hàm không khít
Bất tiện vì phải thường xuyên tháo ra vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ


Cầu răng sứ:
Dễ bị tiêu xương hàm, tụt nướu, gương mặt lão hóa sớm
Vì phải mài 2 răng thật kế cận, nên dễ gây tổn thương tủy răng dẫn đến đau đớn và làm mất 2 răng thật này
Dễ gây hôi miệng làm mất tự tin giao tiếp
Dễ bị viêm nướu
Có khả năng bị ê buốt sau khi mài cùi
Chỉ áp dụng được cho trường hợp mất 1 hoặc 1 vài răng


Thời gian điều trị dài hơn
Cần chăm sóc kỹ như chăm sóc răng thật
Giá khá cao


Thời gian sử dụng
Tuổi thọ rất ngắn, sau 3-5 năm phải làm lại từ đầu
Tuổi thọ trung bình, từ 7-10 năm nếu chăm sóc tốt.
Tuổi thọ rất cao, lên đến 29 năm, thậm chí gần như vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt


5. Vậy bạn nên trồng răng loại nào?

Dựa vào ưu nhược điểm của từng phương pháp mà khách hàng sẽ có những đánh giá riêng để lựa chọn được phương pháp trồng răng phù hợp với mình. Mặc dù, phương pháp hàm răng giả tháo lắp có chi phí rẻ nhưng tuổi thọ và khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ còn nhiều hạn chế. Đối với phương pháp trồng răng implant có chi phí cao nhưng tuổi thọ có thể kéo dài vĩnh viễn và tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai gần như răng thật. Khác hàng hãy cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về việc nên trồng oại răng nào để có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn