Triệu chứng ù tai trong 3 tháng đầu của thời kì mang thai.

Mang thai là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ, là mơ ước, niềm vui và hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Trong quá trình mang thai chắc hẳn các mẹ sẽ cảm thấy cơ thể khó chịu đặc biệt là trong thời kì đầu mang thai do trạng thái tâm sinh lí thay đổi làm cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn,.. Một trong những triệu chứng mà các mẹ lo ngại và hay phổ biến xảy ra đó chính là tình trạng ù tai khi mang thai. Các mẹ không biết rõ nguyên do từ đâu? Biện pháp nào khắc phục? Các mẹ đừng lo, sau đây sẽ là một số nguyên nhân và biện pháp tham khảo để cải thiện tình trạng ù tai.
Bà bầu bị ù tai 3 tháng đầu là tình trạng hay gặp khiến mẹ bầu rất mệt mỏi, khó chịu. Các mẹ không biết rõ nguyên do từ đâu? Biện pháp nào khắc phục? Các mẹ đừng lo, sau đây sẽ là một số nguyên nhân và biện pháp tham khảo để cải thiện tình trạng ù tai.


Cảnh báo chú ý
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn chính xác từ chuyên gia trong ngành. Xin cám ơn! Chúc bạn nhiều sức khỏe.



Triệu chứng ù tai biểu hiện như thế nào?

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng ồn hoặc các tiếng kêu trong tai, các mẹ có thể cảm thấy trong tai mình có tiếng kêu nghe rì rào như tiếng sóng biển, tiếng gió thổi, hay tiếng ve kêu,…có thể xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Đặc biệt khi về đêm hoặc trong không gian yên tĩnh, các mẹ sẽ cảm nhận triệu chứng này diễn ra rất rõ rệt.
Khi bị ù tai, các mẹ sẽ thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đi kèm theo.
Ù tai gây ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe ?
Trong thời kì mang thai, phụ nữ bị chứng ù tai là điều khá phổ biến và bình thường nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì có thể kéo dài khi kết thúc thai kì. Ù tai không gây nguy hại tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác khó chịu khiến cho bạn trở lên hoang mang, lo lắng, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể,… Đối với trường hợp đi kèm với một số triệu chứng như sốt cao, đau nhức tai, khả năng nghe giảm đi,… thì đó có thể đó là ù tai do bệnh lí, mẹ bầu cần để ý đến trình trạng của mình và có những phương án thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ù tai?

Thiếu chất dinh dưỡng: Phụ nữ trong thời kì mang thai cần lượng sắt( 30-60mg/ngày 400mcg /ngày acid folic) và calci nhiều hơn so với người bình thường. Chính vì thế nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thiếu máu, thiếu sắt,.. khiến lượng oxy cung cấp lên não không đủ, giảm khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Cơ thể thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có tai.
Mắc các bệnh lí về tai: Mẹ bầu trước đó đã mắc các bệnh vể tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai,..các bệnh này không điều trị kịp thời sẽ là cơ sở, tiền đề gây ra chứng ù tai.
Do tâm lí bất ổn: Khi mang bầu các chị em thường thay đổi nội tiết tố trong thai kì, gây ra nhiều thay đổi trong tâm sinh lí, tâm lí không ổn định dễ lo lắng, cáu gắt, suy nghĩ, trầm cảm,… dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể gây ra tình trạng ù tai khi mang thai.
Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn như tiếng ồn công trường thi công, máy móc trong hoạt động sản xuất, thói quen sử dụng tai nghe trong thời gian dài và âm lượng lớn.. thường xuyên và kéo dài, sẽ gây tổn thương  các tế bào dẫn truyền âm thanh, tiền đình ốc tai gây ra chứng ù tai.


Ù tai 3 tháng đầu phải làm sao?

Ù tai mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng đem lại tâm lí hoang mang và lo lắng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần. Chắc hẳn đây là vấn đề mà các mẹ bầu đắn đo suy nghĩ rất nhiều “ Làm thế nào để giảm tình trạng ù tai mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi”. Sau đây là một số biện pháp tham khảo giúp các mẹ bầu giảm thiểu được triệu chứng ù tai.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất có thể cải thiện tình trạng ù tai một cách có hiệu quả. Các mẹ bầu cần tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, calci, magie, kẽm có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ và rau xanh như thịt bò, gan lợn, củ dền, hạt bí đỏ, ngũ cốc…Các thực phẩm này không những tốt cho thính giác mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…Bởi vì chúng không chỉ khiến tình trạng ù tai nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ thai nhi.
Giảm stress: Tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng là nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng trong thai kì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thính lực của tai. Do đó để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ nên giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan,tránh lo âu, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.
Thay đổi thói quen: thói quen ngoáy tai bằng gạc bông để làm sạch lỗ tai có thể làm tổn thương đến màng nhĩ gây ù tai và điếc tai. Chính vì thế mà các mẹ bầu nên bỏ thói quen xấu này. Mẹ bầu nào có thói quen đeo tai nghe thường xuyên cũng nên ngưng sử dụng, nếu dùng thì chỉ nghe ở mức không quá 60% âm lượng tối đa và không nghe liên tục 60 phút 1 ngày. Trường hợp khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc đặc thù công việc thì nên sử dụng các thiết bị bảo hộ cho tai, hoặc sử dụng nút bông để bịt tai lại.
Ngoài ra, để cải thiện những bất lợi do tình trạng ù tai gây ra mẹ bầu có thể áp dụng một số bài tập massage vùng tai, vùng đầu giúp kích thích dây dẫn truyền thần kinh làm giảm các triệu chứng  hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai. Đồng thời các mẹ bầu nên tăng cường tập thể dục thể thao không những giúp tăng cường thể lực mà còn giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu đến các tai.
Mong rằng mẹ bầu tìm ra được những biện pháp cải thiện tình trạng ù tai phù hợp cho riêng mình. 

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn