Thuốc trị đau dạ dày

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng như là,…Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ phù hợp với từng thuốc khác nhau. Bài viết này, Trung tâm thuốc xin gửi đến bạn đọc những vấn đề cần lưu ý và cách sử dụng thuốc Esotrax 40.

  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng điều trị loét dạ dày, tá tràng.
  • Thành phần: Mỗi viên Esotrax 40 có chứa:
  • Dược chất chính là Esomeprazol Magnesi Trihydrat tương ứng với Esomeprazole base 40mg.
  • Tá dược( MgCO3, cellulose vi tinh thể, Mg stearat, bột talc, tinh bột ngô, nước tinh khiết,….) vừa đủ 1 viên nén bao phim tan trong ruột.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruột.

Công dụng của thuốc Esotrax 40:

  1. Esotrax 40 được bào chế dưới dạng muối Esomeprazol Magnesi Trihydrat tan trong ruột chuyển thành dạng base có hoạt tính. Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol có tác dụng ức chế bơm proton, làm giảm sự bài tiết acid dịch vị dạ dày bất kể nguyên nhân nào.
  2. Cơ chế tác dụng: Esomeprazol khi chuyển sang dạng có hoạt tính sẽ gắn vào các bơm proton(H+/K+-ATPase) ở tế bào thành của dạ dày làm ức chế sự điều hòa bài tiết HCl, ngăn chặn các yếu tố tấn công gây loét dạ dày- tá tràng. Thuốc Esotrax 40 ức chế sự tiết acid mạnh nên chỉ cần sử dụng 1 viên dùng cho cả ngày.

Chỉ định của thuốc Esotrax 40:

  • Các chứng bệnh của dạ dày và thực quản bị trào ngược( GERD).
  • Viêm tấy, sưng đau, tổn thương thực quản do trào ngược.
  • Dự phòng tái phát ở những bệnh nhân viêm thực quản đã được chữa khỏi(dùng điều trị lâu dài).
  • Các triệu chứng ho, họng sưng đau, rát,…của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Dùng phối hợp với kháng sinh điều trị trong trường hợp có nhiễm khuẩn Helicobacter pylori(Hp+).
  • Esomeprazol sử dụng phối hợp với các kháng sinh thuộc nhóm Macrolid( Clarithromycin,…) và Beta lactam( Amoxicillin,..) hay nhóm Nitroimidazol( Tinidazol,..) để tiêu diệt xoắn khuẩn Hp. Sử dụng phối hợp để điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Phòng và điều trị các trường hợp loét do sử dụng thuốc chống viêm non- steroid.
  • Hội chứng Zollinger Ellison kể cả trường hợp đã kháng thuốc khác.
Cách dùng: Uống nguyên viên( không được bẻ, nhai, nghiền thuốc) với 1 cốc nước đầy( khoảng 150ml). Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất nên uống thuốc Esotrax 40 trước khi ăn sáng 30 phút.
Liều dùng:
  • Dùng trong bệnh viêm, loét thực quản do trào ngược acid dạ dày: mỗi ngày uống 1 viên(40mg), sử dụng điều trị trong 4 tuần. Đối với trường hợp viêm thực quản chưa được chữa lành và còn những triệu chứng dai dẳng kéo dài thì nên điều trị thêm 4 tuần nữa.
  • Dùng trong loét dạ dày- tá tràng: dùng 20mg/ngày sử dụng trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày.
  • Điều trị dự phòng tái phát bệnh viêm thực quản: dùng 20mg/ngày.
  • Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản( GERD) không có viêm dùng liều 20mg/ngày.
  • Hội chứng Zollinger- Ellison: liều bắt đầu sử dụng là 60mg/ngày. Sau đó tùy theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh mà điều chỉnh liều khoảng 20-120mg/ngày.
Chống chỉ định: không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với esomeprazol và các thành phần khác có trong thuốc.

Tương tác với các thuốc khác:

Esomeprazol gây ức chế cytochrome P450( CYP) chủ yếu liên quan đến  isoenzym CYP450 2C19. Do đó khi sử dụng đồng thời với các thuốc được chuyển hóa CYP450 2C19 như là (Citalopram, Clopidogrel, Diazepam,….), esomeprazol sẽ ức chế CYP450 2C19 làm tăng nồng độ thuốc các thuốc đó trong huyết tương, tăng hoạt lực tác dụng gây ra độc tính đối với cơ thể.

Tác dụng phụ của Esotrax 40:

Khi sử dụng thuốc bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sau:
Đau đầu.
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, bụng đầy trướng, táo bón.
Buồn nôn hoặc nôn.
Ít khi gặp các tác dụng phụ như:
Viêm da, nổi mẩn ngứa,nổi mề đay.
Đầu óc choáng váng.
Miệng háo khát.
Các phản ứng miễn dịch cơ thể như phù mạch, sốc phản vệ hiếm khi xảy ra.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Esotrax 40:

 Thức ăn có thể cản trở đến việc hấp thu esomeprazol do đó nên sử dụng Esotrax 40 trước ăn 30p-1 giờ và vào cùng một thời điểm trong ngày( buổi sáng).
Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm đại đằng giả mạc, tiêu chảy, bệnh nhân bị suy gan, gãy xương, hạ kali máu, phụ nữ có thai và cho con bú.

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn