Niềng răng ăn cháo bao lâu? Khi nào có thể ăn uống bình thường?

Niềng răng giúp cải thiện các khiếm khuyết của hàm răng. Có những giai đoạn người niềng răng cần ăn cháo để giảm các cơn đau nhức cũng như  tránh ảnh hưởng đến kết quả . Vậy niềng răng ăn cháo bao lâu mới được ăn uống bình thường?
 

1. Niềng răng ăn cháo bao lâu? Khi nào ăn uống bình thường?


Nhiều giai đoạn niềng răng gây cảm giác đau, ê tức răng như: Khi mới dùng chun tách kẽ răng, nhổ răng, siết dây chun… Nhìn chung, cảm giác khó chịu chỉ diễn ra vài ngày khi mới thực hiện các giai đoạn của việc niềng. Người niềng răng sẽ tập làm quen với các loại thức ăn lỏng, mềm như: cháo, súp… nhưng không cần kéo dài quá lâu. Vậy niềng răng ăn cháo trong bao lâu?
Niềng răng ăn cháo bao lâu? Tại các thời điểm nào?
Nhiều người lo lắng khi niềng răng sẽ bị đau nhức không ăn uống được. Thực tế, người niềng chỉ gặp khó khăn khi ăn vài ngày tại các thời điểm sau.
 Đến ngày thứ 2 mới biết ê nhức là như thế nào. Ngày đầu đặt chun chỉ gây cộn cộn khoang miệng, cơn đau thường bắt đầu diễn ra vào ngày thứ 2. Đây có thể là giai đoạn đau nhất trong quá trình niềng răng.
Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ có sự chuyển dịch của răng và bạn không cần quá lo lắng. Vậy khi mới đặt chun cần ăn cháo, đồ mềm trong bao lâu?
Thời điểm này, cơn đau có thể kéo dài từ 5-7 ngày, bạn nên duy trì ăn cháo và súp lỏng. Khi cảm thấy giảm đau nhức khó chịu thì có thể ăn các đồ từ mềm dễ nuốt đến đặc hơn.

Khi nhổ răng ăn cháo bao lâu?

Thông thường răng cần nhổ là răng số 4, răng số 8 (răng khôn) với các trường hợp hô vừa đến nặng. Đối với trường hợp răng thưa, móm… bác sĩ sẽ ưu tiên việc không cần nhổ răng khi niềng. Cháo sẽ là món ăn quen thuộc trong thời gian 3-5 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Các loại thức ăn dạng lỏng dễ nuốt sẽ giảm thiểu sự vận động của hàm, mảng bám. Từ đó giúp vết thương mau lành, tránh viêm nhiễm.

Thời gian đầu khi mới gắn mắc cài hay khay niềng 

Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không quen và khó chịu. Rất may là cảm giác đau tức răng chỉ diễn ra trong 3-5 ngày đầu tiên. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn các loại thức ăn lỏng như các giai đoạn trên, tránh việc cắn và nhai gắng sức gây ảnh hưởng đến vị trí mắc cài và lực siết dây cung. 
Tuy nhiên, chỉ cần duy trì việc ăn cháo dưới 1 tuần. Sau giai đoạn đầu, người niềng răng nên thay đổi các bữa ăn của mình để đảm bảo dinh dưỡng và khẩu vị. 
Những người có khung xương hàm chắc khỏe thì cơn đau giảm nhanh chóng hơn những người khung xương hàm yếu. tùy thuộc vào tình trạng đau nhức mà quyết định ăn cháo trong bao lâu. Các món ăn mềm có thể lựa chọn như: Súp, sinh tố, thức ăn băm nhỏ...

Niềng răng ăn cháo bao lâu khi mới siết dây cung?

Cũng như giai đoạn đeo mắc cài, khi siết dây cung bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu trong vài ngày đầu. Bạn chỉ cần ăn cháo 1-2 ngày và sử dụng đồ mềm thay thế như: bún nấu mềm, sữa...khoảng 3-5 ngày kế tiếp
Niềng răng thực tế không đau kéo dài nên bạn không nên ăn quá lâu những loại đồ loãng, nước như cháo, soup… Chỉ nên ăn vài ngày đầu, sau đó nên cố gắng ăn đồ mềm, các loại thức ăn bình thường giúp cung cấp đủ dinh dưỡng. Mặt khác, tập ăn phong phú các loại thức ăn từ loãng đến đặc, mềm đến rắn hơn chút sẽ tốt cho việc điều trị, giúp răng di chuyển nhanh, tốt hơn. Chú ý sau khi ăn cần vệ sinh sạch răng bởi thức ăn dễ bị mắc kẹt trong các bộ phận của niềng

2. Ăn uống thế nào là phù hợp với người niềng răng

Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn về các chỉ định cụ thể cho việc ăn uống tùy vào các thời điểm. Bạn hãy tuân thủ các tư vấn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe khung xương hàm của bạn để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

2.1. Loại thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Ưu tiên các món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, không cần lực nhai nhiều. Một số món ăn tốt cho người niềng răng như:
  • Cháo
  • Các loại sinh tốt như: chuối, bơ...
  • Súp
  • Thịt cắt nhỏ nấu chín mềm, không dai, không xương
  • Các món hải sản mềm không xương (cá, thịt cua)
  • Khoai tây luộc hoặc nghiền
  • Trứng


- Đồ ăn chứa đầy đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe răng miệng
Trải qua các thời điểm gây đau, bạn nên linh động đổi món khác nhau để đảm bảo dưỡng chất cho sức khỏe.
Lựa chọn các thực phẩm cung cấp đủ protein, các loại vitamin đặc biệt vitamin D và canxi, các khoáng tố khác tốt cho răng. Các món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày như: trứng, sữa, hoa quả mềm, đậu phụ, đỗ luộc mềm…
Các loại thực phẩm chế biến từ trứng sữa
Các món dễ ăn và bổ dưỡng như: Sữa chua, Bánh Pudding, Phô mai mềm… cũng là những lựa chọn tốt cho người niềng răng.

2.2. Các loại thực phẩm cần tránh


Đồ ăn quá cứng, dai
Các loại thực phẩm này khiến bạn phải dùng lực cánh mạnh và nhai nhiều gây ảnh hưởng đến sự định hình của răng. Mặt khác, đồ ăn cứng còn có thể gây bong tuột mắc cài bạn cần tránh.
Những đồ ăn vụn nhỏ, dính
Các loại hạt, kẹo dẻo… nên xếp vào danh sách ít ăn hoặc đến khi niềng răng xong mới ăn lại sẽ tốt hơn cho việc vệ sinh răng miệng của bạn.
Thực phẩm chứa nhiều axit, chất đường cần tránh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

3. Những lưu ý khác cần biết khi chăm sóc răng miệng khi niềng răng

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Khi niềng răng, thức ăn rất dễ bị mắc tại các mắc cài, xung quanh các chun, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng bám. Nếu không được loại bỏ chúng sẽ gây hại cho răng miệng gây sâu răng, viêm lợi…
Vì vậy, bạn phải vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Cụ thể: Duy trì đánh răng ngày 2 lần, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa chuyên dụng để vệ sinh sạch và an toàn nhất. Chú ý khám răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ưu tiên sử dụng bàn chải mềm
Các chuyên gia khuyên răng nên dùng các loại bàn chải lông mềm cho những người niềng răng. Bởi vì, các sợi lông mảnh mềm giúp loại bỏ các mảng bám trên răng tốt hơn bàn chải loại cứng. Thêm vào đó, bàn chải lông mềm giúp hạn chế tổn thương đến phần nướu và men răng. Để an toàn và hiệu quả nhất cho việc niềng răng, bạn nên lựa chọn đúng loại bàn chải lông mềm phù hợp với mình.
- Tuân thủ lịch tái khám với nha sĩ
Việc tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo phác đồ điều trị của bác sĩ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người niềng răng. Không những thế, tái khám còn giúp bạn theo dõi được sự thay đổi của hàm răng và thấy được hiệu quả quá trình niềng răng như thế nào?
Việc tái khám gần như bắt buộc, thông thường kéo dài khoảng 3 đến 6 tuần tùy theo cơ chế tái tạo của xương. Sau khoảng 1 năm đầu thời gian tái khám sẽ kéo dài hơn khoảng 6-8 tuần bác sĩ sẽ hẹn để điều chỉnh lại 1 lần như: thay dây chun, tăng lực siết hàm…

Hiện nay nha khoa Lạc Việt áp dụng công nghệ chỉnh nha tiên tiến với nhiều loại niềng hiện đại mang lại tính thẩm mỹ cao giúp khách hàng tự tin hơn khi mang niềng. Đặc biệt, việc ăn nhai trong quá trình niềng răng cũng trở nên dễ dàng. Các loại chỉnh nha phong phú với nhiều mức giá phù hợp để khách hàng lựa chọn như:
  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại.
  • Niềng răng bằng mắc cài sứ.
  • Chỉnh nha bằng mắc cài trong .
  • Niềng răng Invisalign (mắc cài trong suốt).

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn