I - Tổng quan về tình hình giao thông trong Hà Nội 1 - Các thống kê năm 2019 Tính đến cuối năm 2019, Hà Nội đang quản lý khoảng 6,9 phương t...
I - Tổng quan về tình hình giao thông trong Hà Nội
1 - Các thống kê năm 2019
Tính đến cuối năm 2019, Hà Nội đang quản lý khoảng 6,9 phương tiện giao thông, trong đó có 787.000 ô tô cùng gần 6 triệu xe mô tô, 158.000 xe máy điện, còn lại là các phương tiện thô sơ khác.
Theo https://sogtvt.hanoi.gov.vn, trong 9 tháng đầu năm 2019, có 958 vụ TNGT đường bộ, đường sắt và làm chết 375 người, làm bị thương 602 người, so với cùng kỳ của năm 2018 thì số vụ tai nạn đã giảm 2,94%, giảm 2,09% người chết, và số người bị thương giảm 6,96%.
2 - Cơ sở hạ tầng
Đường bộ: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, tập trung đông dân cư, nên Sở GTVT Hà Nội cũng luôn cố gắng xây dựng phát triển hệ thống đường bộ. Hà Nội có nhiều tuyến đường vành đai lớn 1, 2, 3, 4, trong đó có vành đai 3 có dự án cầu trên cao Phạm Văn Đồng-Mai Dịch vẫn đang trong giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó cũng có mặt tích cực, cụ thể như tuyến đường dài Trường Chinh sau bao nhiêu năm gồ ghề, đầy cát bụi, từng là nỗi khiếp sợ với mỗi người dân sinh sống ở đây khi nói đến, thì cũng đang từng bước hoàn thiện xây dựng, mở rộng lại một cách đẹp đẽ.
Đường sắt: ở Hà Nội hiện tại có hệ thống 5 tuyến đường sắt chính, đó là các tuyến: tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội-Quan Triều, tuyến đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng và tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng. Ngoài ra hiện nay Hà Nội cũng đang xây dựng, đang có kế hoạch về các tuyến đường sắt đô thị ở trên cao để giảm tải bớt đối với đường bộ.
Đường thủy: tính đến tháng 2 năm 2020, Hà Nội xây dựng được 9 cảng, 17 bến thủy nội địa, và 58 bến khách sang sông, tuy nhiên do vai trò phương tiện vận tải theo đường thủy và kết nối chưa có sự đồng bộ nên giao thông đường thủy ở Hà Nội chưa được đánh giá cao, và chưa có vai trò quan trọng.
Đường hàng không: Hà Nội hiện nay có 5 sân bay, trong đó sân bay Nội Bài phục vụ mục đích dịch vụ, còn 4 sân bay Bạch Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn và Gia Lâm phục vụ mục đích quân sự. Trong đó có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế được trang Skytrax xếp hạng 87 trên 100 trong danh sách top 100 sân bay tốt nhất thế giới, danh sách mới được công bố vào ngày 12 tháng 5 năm 2020.
3 - Các tuyến metro đang xây dựng
Hà Nội hiện tại có 2 tuyến metro đang thi công là tuyến Cát Linh-Hà Đông và tuyến Nhổn-Ga Hà Nội và 8 tuyến metro đang được lên kế hoạch xây dựng là các tuyến: tuyến Long Biên (Ngọc Hồi-Yên Viên, Gia Lâm-Dương Xá), tuyến Hoàn Kiếm (Nội Bài-Nam Thăng Long, Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo-Thượng Đình, Thượng Đình-Hoàng Quốc Việt), tuyến Văn Miếu (Trôi-Nhổn, Ga Hà Nội-Hoàng Mai), tuyến Thăng Long (Mê Linh-Liên Hà), tuyến Kim Mã (Văn Cao-Hòa Lạc), tuyến Nội Bài (Nội Bài-Ngọc Hồi), tuyến Hà Đông (Mê Linh-Dương Nội), tuyến Mỹ Đình (Sơn Đồng-Mai Dịch, Mai Dịch-Dương Xá). Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang trong quá trình nghiệm thu và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2020, và tuyến Nhổn-Ga Hà Nội đang trong quá trình thi công và sẽ dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021.
II - Bến xe, sân bay tại Hà Nội
1 - Sân bay Nội Bài
Tên giao dịch chính thức của sân bay Nội Bài là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Sân bay nằm ở xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Sân bay được thành lập vào năm 1977. Chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh tại sân bay là vào tháng 1 năm 1978. Sân bay có hai nhà ga T1 và T2, nhà ga T1 khánh chính thức vào năm 2001 và sau đó 13 năm thì đến lượt nhà ga T2 để chuyên phục vụ chuyến bay nội địa và đưa nhà ga T1 để chuyên phục vụ chuyến bay quốc tế. Phí sân bay với các chuyến bay quốc tế là 16 USD (371.200 VND), còn với các chuyến bay nội địa là 30.000 VND (1,29 USD).
Hiện tại có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài, có một vài hãng xem xét mở đường bay như Czech Airlines, Jet Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana.
Trong số năm hãng hàng không nội địa, chỉ có duy nhất hãng hàng không công ty cổ phần Hàng không Hải u là chỉ có chuyến bay đến Hạ Long và giá vé cũng cao hơn nhiều so với những hãng khác do máy bay là thủy phi cơ, còn bốn hãng còn lại đều có cả chuyến bay trong nước và quốc tế. Đầu tiên là hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines, đây là hãng có nhiều chuyến bay nhất tại sân bay với khoảng 90 đến 120 chuyến bay một ngày. Hãng có chuyến đi bay đi hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, cụ thể là Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Đồng Hới, TP Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Phú Quốc. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều chuyến bay quốc tế, chủ yếu đi các tỉnh của Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Bamboo Airways với khoảng 20 đến 40 chuyến bay một ngày, có các chuyến nội địa đi Cần Thơ, Đà lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh, còn chuyến quốc tế đi một số nơi như: Đài Bắc, CH Séc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hãng hàng không tiếp theo là Vietjet Air có khoảng 70 đến 80 chuyến bay một ngày, các chuyến bay nội địa có thể kể đến là Đà Lạt, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Huế, Phú Quốc, Quy Nhơn,... còn các chuyến bay quốc tế là đi Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore,... Hãng hàng không Jetstar Pacific có các chuyến nội địa đi Đà Lạt, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, còn chuyến bay quốc tế đi Quảng Châu và Hồng Kông, tổng cộng khoảng 15 đến 30 chuyến bay một ngày.
Sân bay Nội Bài cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, có nhiều cách để di chuyển từ sân bay về Hà Nội. Cách đầu tiên là đi các minibus của các hãng hàng không. Ba hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific có những chuyến minibus với giá 40.000 VND (1,72 USD)/lượt lần lượt trả khách tại số 1, Quang Trung, quận Hoàn Kiếm; Rạp xiếc Trung Ương và bến xe Ngọc Khánh hay bến xe Quang Trung. Cách thứ hai là cách tốn ít chi phí là đi xe buýt. Hà Nội có nhiều tuyến buýt sân bay, cụ thể có thể kể đến là 07 đi bãi đỗ xe Cầu Giấy có giá vé 8.000 VND (0,34 USD), tuyến 17 đi điểm trung chuyển Long Biên có giá vé 8.000 VND (0,34 USD), tuyến 90 đi bến xe Kim Mã cũng có giá vé 8.000 VND (0,34 USD), ngoài ra còn có các tuyến 86, NB01, NB02, NB03 có giá vé cao hơn khá nhiều. Cách tiếp theo, nếu bạn không muốn phải chịu cảnh chen chúc của xe buýt thì có thể bắt taxi, tuy nhiên thì giá cũng sẽ cao hơn rất nhiều, vào khoảng 200.000-400.000 VND (8,62-17,24 USD) tùy theo địa điểm bạn muốn đi. Các hãng taxi có đỗ xe ở sân bay là Airport Taxi, Taxi Mai Linh Hà Nội, Taxi Thành Công,... Còn nếu bạn đi xe máy từ sân bay Nội Bài về Hà Nội, thì chỉ cần đi thẳng theo đường Võ Nguyên Giáp rồi chạy thẳng cầu Nhật Tân là đã về tới rồi.
Từ sân bay Nội Bài bạn có thể đi tới một số địa điểm thú vị của Hà Nội. Đầu tiên kể đến là hồ Hoàn Kiếm cùng với khu phố cổ. Từ sân bay các bạn hãy bắt xe buýt 86CT giá 35.000 VND (1,51 USD)/lượt sau đó xuống ở điểm số 162 Trần Quang Khải, sau đó đi bộ khoảng 15 phút là tới hồ Hoàn Kiếm, xung quanh hồ Hoàn Kiếm là khu phố cổ, với nhiều món ăn đặc trưng, các bạn nên đi bộ để có thể khám phá hết nhé, cũng một phần vì đường ở phố cổ khá hẹp.
2 - Các bến xe
Ở Hà Nội hiện có 5 bến xe, và có các tuyến xe buýt đi lại giữa các bến xe, cụ thể là: tuyến 01 (bến xe Gia Lâm đi bến xe Yên Nghĩa), số 03 (bến xe Giáp Bát đi bến xe Gia Lâm), số 16 (bến xe Mỹ Đình đi bến xe Nước Ngầm),...
Bến xe Mỹ Đình:
Địa chỉ: số 20, Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Hotline: 02437685549
Từ bến xe Mỹ Đình có nhiều chuyến xe đi các tỉnh phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu,.. hay các tỉnh miền trung như Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Đắk Lắk,...
Bến xe Giáp Bát:
Địa chỉ: 897 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Hotline: 02438641467/ 02439874885
Email: duong47h@gmail.com
Từ bến xe Giáp Bát có các tuyến xe khách đi nhiều tỉnh ở phía bắc và miền trung như Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa,...
Bến xe Nước Ngầm:
Địa chỉ: số 1, Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Hotline: 02438618264
Điện thoại: 02438615312
Fax: 02438610844
Email: nuocvamoitruong@gmail.com
Bến xe nước ngầm có các chuyến đi các tỉnh thành trong nước (Nam Định, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh,...) và một số tỉnh ở Lào (Luoongprabang, Savannakhet,...) và Trung Quốc (Lãng Đông,...).
Bến xe Gia Lâm:
Địa chỉ: số 132 Ngô Gia Khảm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Hotline: 02438271529
Từ bến xe Gia Lâm, bạn có thể bắt xe đi nhiều tỉnh thành lân cận Hà Nội như Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa
Bến xe Yên Nghĩa:
Địa chỉ: quốc lộ 6, phường Phú Lâm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Hotline: 02433571285
Từ bến Yên Nghĩa có thể bắt các chuyến xe khách đi các tỉnh phía bắc như Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng,...
III - Các hình thức di chuyển cho khách du lịch
1 - Xe bus
Hệ thống xe buýt ở Hà Nội có 117 tuyến xe buýt đi trong thành phố, ngoài ra còn có 1 tuyến xe buýt nhanh BRT01 từ bến xe Yên Nghĩa đi Kim Mã, và có 3 chuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG01, CNG02 và CNG03. Bên cạnh đó có một số tuyến buýt liên tỉnh, là các tuyến số 202 đến 214, đi các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Dương
Giá vé lượt đối với từng tuyến xe có sự khác biệt, tuyến xe có độ dài chặng dưới 25km là 7.000 VND (0,30 USD)/lượt, từ 25km đến dưới 30km là 8.000 VND (0,34 USD)/lượt, và trên 30km là 9.000 VND (0,39 USD)/lượt. Đối với loại vé tháng, nếu là mua 1 tuyến là 100.000 VND (4,31 USD)/vé, đối tượng ưu tiên là 55.000 VND (2,37 USD)/vé, còn đối với vé liên tuyến là 200.000 VND (0,86 USD)/vé, đối tượng ưu tiên là 100.000 VND (0,43 USD)/vé.
Xe buýt 2 tầng ở Hà Nội được đưa vào sử dụng với mục đích tham quan danh lam thắng cảnh nổi bật ở đây. Hà Nội bắt đầu khai trương các tuyến xe buýt hai tầng vào giữa năm 2018, hiện nay hệ thống có hai tuyến, tuyến 1 là của Tổng công ty Vận tải Hà Nội, tuyến 2 là Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam-Hà Nội, cả hai tuyến đều xuất phát và kết thúc xung quanh hồ Hoàn Kiếm, có đi qua các danh lam thắng cảnh như: Nhà Hát Lớn Hà Nội, cột cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, nhà thờ Cửa Bắc, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bưu điện Hà Nội.
2 - Xe ôm
Ở Hà Nội bây giờ ngoài xe ôm truyền thống thì còn có hình thức xe ôm công nghệ. Xe ôm truyền thống thì có mức giá cao hơn, do các mức giá đều là do người lái xe ôm tự đưa ra, họ có thể đưa ra các mức giá tùy ý họ muốn, sau đó thương lượng với khách hàng sau. Còn xe ôm công nghệ có mức giá được coi là rẻ hơn, cái rẻ hơn ở đây là do nó có sự tính toán cụ thể theo km đi đường một cách chính xác, nên khi mọi người- nhất là khách hàng ít khi đi xe ôm- sử dụng dịch vụ sẽ thấy số tiền mình bỏ ra là chính xác, chứ không sợ bị lấy giá cao. Ở Hà Nội hiện nay có nhiều hãng xe ôm công nghệ, tiêu biểu chính là grab, goviet, bee,...
3 - Taxi
Cũng như xe ôm thì taxi ngoài các hãng theo hình thức truyền thống thì cũng có cả taxi công nghệ. Sau đây sẽ là một số hãng taxi tiêu biểu bao gồm mức giá và cách thức liên hệ, phù hợp cho du khách.
Taxi công nghệ:
Grab Taxi (App Grab Taxi):
Website: https://www.grab.com/vn/
Mức giá hiện trên đồng hồ chưa phải mức giá cuối cùng, khách hàng sẽ phải trả số tiền theo tùy từng hãng taxi. Mức giá tính như sau: Giá tối thiểu là 5.000 VND (0,22 USD)/0.3 km đầu. Từ km thứ 2 là 3.800 VND (0,21 USD)/km. Từ km thứ 3 đến km 10 là 16.900 VND (0,73 USD)/km. Từ km thứ 11 đến 26 là 12.600 VND (0,54 USD)/km. Phí thời gian chờ 5 phút đầu miễn phí, từ phút thứ 6 là 3.000 VND (0,13 USD)/4 phút.
Taxi truyền thống:
Taxi Mai Linh:
Số điện thoại: 02438333333/ 02438222666/ 02438222555/ 02438616161.
Tổng đài: 1055
Facebook: https://www.facebook.com/MaiLinhCorp/
Website: https://mailinh.vn/
Mức giá: mức giá của taxi Mai Linh tùy thuộc vào dòng xe mà khách hàng lựa chọn, giá mở cửa là 10.000-12.000 VND (0,43-0,52 USD), trong 30 km là 13.600-17.000 VND (0,59-0,73 USD)/km, từ km 31 trở đi là 11.000-14.500 VND (0,47-0,63 USD)/km. Thời gian chờ là 45.000 VND (1,94 USD)/h.
Vic Taxi:
Số điện thoại: 02438230230
Facebook: https://www.facebook.com/victaxi.vn/
Mức giá: mức giá của Vic taxi tùy thuộc vào dòng xe mà khách hàng lựa chọn, giá mở cửa là 6.000 VND (0,26 USD)/500m, trong 30 km là 11.000 VND (0,47 USD)/km, từ km 31 trở đi là 9.000 VND (039 USD)/km.
Taxi Ba Sao:
Số điện thoại: 02432202020/ 02438574574/ 02432323232/ 02436363636
Mức giá: mức giá của taxi Ba Sao tùy thuộc vào dòng xe mà khách hàng lựa chọn, giá mở cửa là 6.000 VND (0,26 USD), trong 20 km là 10.500-12.000 VND (0,42-0,52 USD)/km, từ km 21 trở đi là 8.500-10.000 VND (0,37-0,43 USD)/km. Thời gian chờ là 30.000 VND (1,29 USD)/h.
4 - Thuê xe máy
Thuê xe máy ở Hà Nội có rất nhiều địa chỉ uy tín, nhưng cạm bẫy thì lại cũng rất nhiều. Các bạn cần chú ý một số điều sau, thứ nhất là đối chiếu giấy tờ photo với giấy tờ gốc, thứ hai là xác định giá phụ thu nếu bạn trả xe muộn giờ, cuối cùng là kiểm tra thật kỹ độ an toàn của xe.
Mức giá thuê một số loại xe như sau, xe số (Jupiter, Wave) có giá 100.000-150.000 VND (4,31-6,47 USD)/ngày, xe ga (Vision, Air Blade) có giá 150.000-200.000 VND (6,47-8,62 USD)/ngày, xe côn (Exciter, Winner) có giá 220.000 VND (9,48 USD)/ngày. Bạn thuê càng nhiều ngày thì giá thuê mỗi ngày sẽ càng rẻ hơn.
Một số địa chỉ cho thuê xe máy ở Hà Nội là:
Khu vực Phố Cổ: xe Máy Văn Chính ở địa chỉ số 24D, Tạ Hiện, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (0989595533), motogo ở địa chỉ số 33C, Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm.
Khu vực Cầu Giấy: motogo hoặc số 63 Nguyễn Khả Trạc, quận Cầu Giấy (0338023344).
Khu vực Long Biên: xe Máy Nguyễn Tú ở địa chỉ số 112 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên (0942467674).
5 - Thuê xe đạp, xe đạp điện
Một số địa chỉ cho thuê xe đạp uy tín ở Hà Nội:
Đại lý cho thuê xe đạp Gia Hưng (70.00 VND (3,02 USD)/ngày)
Điện thoại : 0936345123
Địa chỉ: số 41 Ngõ Huyện, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Xe đạp đôi Hồ tây (40.000 VND (1,72 USD)/giờ đầu, từ giờ thứ 2 trở đi là 30.000 VND (1,29 USD)/h)
Điện thoại: 0968866848/ 0353865599
Địa chỉ: ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, TP Hà Nội (Ven Hồ Sen sau CV nước).
Một số địa chỉ cho thuê xe đạp điện ở Hà Nội:
VBIKE (3.000-5.000 VND (0,13-0,26 USD)/h
Điện thoại: 02439938186/ 0903451329
Địa chỉ 1: số 44 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Địa chỉ 2: số 51 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Địa chỉ 3: ngõ 36 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Địa chỉ 4: ngã 3 Xuân La và Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Địa chỉ 4 : Khu ký túc xá Mỹ Đình, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Trung Tâm Cho Thuê Xe Đạp Điện
Điện thoại: 0943332966
Địa chỉ: ngõ 199, Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
6 - Xích lô
Xích lô ở Hà Nội xuất hiện từ rất lâu rồi, vào khoảng những năm 1940, đó là phương tiện đi lại chủ yếu của giới nhà giàu hồi đó. Còn hiện tại thì có rất nhiều tour đi xích lô và là ở phố cổ Hà Nội, thường là tour trong 1 giờ, giá một tour như vậy là trên dưới 200.000 VND (8,62 USD). Xích lô tạo cho du khách được cảm giác, không khí của Hà Nội xưa cũ. Các du khách muốn trải nghiệm loại hình này vì nó có giá rẻ, thuận tiện và là một trải nghiệm thực sự mới lạ. Phương tiện giao thông này dùng sức người nên giá nó rẻ hơn các phương tiện dùng động cơ như xe đạp điện, xe máy,.... nhưng lại đặc biệt hơn xe đạp ở chỗ là du khách được ngồi một cách thoải mái hơn, có thể ngồi được 2 người, và có thể có mái che đầu cho đỡ nắng nữa.
IV - Lưu ý cho khách du lịch khi tham gia giao thông Hà Nội
1 - Tắc đường ở Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung lượng lớn dân cư đổ về từ các tỉnh thành nên mật độ dân số là khá lớn, chính vì vậy hiện tượng tắc đường xảy ra ở rất các tuyến phố. Các tuyến phố hay tắc đường tại Hà Nội có thể kể đến là khu vực đường vành đai 3, đoạn đường Phạm Hùng đến Khuất Duy Tiến, nút giao với Tố Hữu, khu vực đường Hoàng Minh Giám cắt giao Lê Văn Lương, ở khu vực trung tâm có từ Ngã Tư Sở dọc theo đường Trường Chinh, hoặc ngược lại là đường Láng, kèm theo đó là khu vực phố cổ, vì đường khá bé, nên rất dễ bị tắc, đoạn đường nối Cổ Linh với cầu Thanh Trì ra vào trung tâm thành phố,...
Các khung giờ chủ yếu hay bị tắc đường thường là khoảng 6-8h sáng, khi mọi người đi học, đi làm, 11-13h trưa khi mọi người đi học hoặc đi làm một buổi, 16-18h chiều tối khi mọi người tan học, tan làm.
2 - Lưu ý để giữ an toàn
Các bạn nên đi du lịch Hà Nội vào khoảng mùa thu, vào tầm tháng 9 đến tháng 11 thì không khí cũng như thời tiết ở đây rất đẹp, nhiều nơi thoang thoảng mùi hoa sữa. Tuy nhiên thì thời tiết vẫn là thất thường, các bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình thuốc cảm, dầu gió,..
Khi đi mua hàng, cẩn thận về giá vì ở đây có hiện tượng đội giá mà không theo quy tắc, thêm vào đó, không nên mua hàng khi sáng sớm, vì nếu bạn vào xem hàng rồi không mua sẽ bị người bán hàng cho là không tốt.
Một lưu ý tiếp theo cũng khá đặc biệt, đó là các bạn nên tránh đi du lịch vào mùa lễ tết, các kỳ nghỉ như 30/4- 01/05 hay 02/09 để tránh gặp phải tình trạng chen lấn, xô đẩy, hay thậm chí là móc túi.
Các bạn nên đặt phòng khách sạn qua công ty du lịch, qua các apps hoặc trang web chuyên đặt phòng như:
https://www.booking.com/: các mức giá trên website đều là trọn gói, dịch vụ khách hàng thì miễn phí, có thể thanh toán dịch vụ qua thẻ hay tiền mặt và không cần đặt cọc.
https://www.bestprice.vn/: tại trang web này, các bạn có thể đặt phòng ở nhiều nước như Lào, Thái Lan, Myanmar,... và trang web cũng có bao gồm cả dịch vụ đặt vé máy bay, tour du lịch nữa.
https://www.traveloka.com/en-vn/: là trang web nổi tiếng được nhiều du khách lựa chọn,
https://www.vntrip.vn/: trang web có đặc trưng là luôn cập nhật rất nhanh, liên tục và công khai các thông tin mức giá của khách sạn, nên khách hàng sẽ không phải mất công chờ đợi lâu.
Một điều cuối cùng và quan trọng không kém, hãy cẩn thận với các tài xế xe, vì các du khách đến đây chưa biết rõ hết đường đi ngóc ngách ở đây, các tài xế đi vòng ra xa để tăng giá taxi của chúng ta lên. Tuy nhiên bây giờ các bạn có thể sử dụng dịch vụ taxi công nghệ hoặc tự tra google maps để an toàn hơn trong việc đi lại.